So sánh sản phẩm

Thăng Long - Thương hiệu xây lắp mạnh của Ngành Giao thông vận tải

 Cách đây 50 năm, ngày 6/7/1973, Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ đã ký Quyết định số 2896/QĐ-TC thành lập Xí nghiệp liên hợp cầu Thăng Long (tiền thân của Tổng công ty Thăng Long ngày nay) với nhiệm vụ xây dựng cầu Thăng Long qua sông Hồng và các công trình đường sắt thuộc khu đầu mối Hà Nội. Trải qua 50 năm phát triển, Tổng công ty Thăng Long đã trở thành một thương hiệu mạnh, có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.

 

      Công trình trải dài trên khắp mọi miền tổ quốc
     Những công trình có dấu ấn những người thợ cầu Thăng Long trải dài trên khắp 3 miền đất nước. Từ các dự án trên trên tuyến Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Pá Uôn, Kiền… đến các công trình mới đây như: Đường Vành đai 3 Hà Nội, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, TP. HCM - Trung Lương, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, các cầu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường cao tốc Bắc - Nam.

     Giờ đây, nhắc đến Tổng công ty Thăng Long là nhắc đến một thương hiệu đã được khẳng định và ngày càng trở nên có uy tín, không chỉ trong ngành giao thông vận tải (GTVT) mà vươn lên tầm quốc gia và khu vực.
 
     Tiếp nối truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, tổng công ty đã tiếp tục mở rộng thị trường hoạt động trong nước và các nước trong khu vực, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tiếp tục bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước.

    Đặc biệt, từ khi hoàn thành cổ phần hóa đến nay, tổng công ty đã đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống quản trị, cơ cấu nền tài chính doanh nghiệp, đảm bảo minh bạch, hiệu quả; tiếp tục mở rộng thị trường tìm kiếm việc làm ra ngoài nước. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong mái nhà chung Thăng Long đã luôn đoàn kết, cùng chung sức, chung lòng, triển khai để tiếp tục xây dựng Tổng công ty Thăng Long ngày càng phát triển vững mạnh

Giữ vững niềm tin hướng tới tương lai

     Hiện tại, với đội ngũ lãnh đạo năng động, nhiệt huyết với phương châm tiếp tục kế thừa và tập trung vào lĩnh vực thế mạnh xây lắp hạ tầng, hoàn toàn tin tưởng Tổng công ty Thăng Long đã và vẫn tiếp tục giữ vững, luôn là một trong những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực xây lắp, gặt hái nhiều thành công và phát triển bền vững trong thời gian tới.

    Những con số về kết quả sản xuất kinh doanh cũng minh chứng rõ nét điều này. Xét về hoạt động kinh doanh, năm 2022, tổng công ty ghi nhận doanh số đạt 1.003 tỷ (tăng 46% so với 2021) doanh thu thuần đạt 1.496 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2021, trong đó doanh thu hợp đồng xây dựng đạt 1.311 tỷ, chiếm 88% tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 5,3 tỷ đồng.

 
Thi công cầu Bến Mới Nam Định. Ảnh: Thạch Hoàng

    Điểm đáng chú ý nhất là trong năm 2022, tổng công ty tiếp tục triển khai 9 dự án với giá trị hợp đồng 2.201,4 tỷ đồng. Trong đó, dự án lớn nhất là gói 1 XL cao tốc đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết với giá trị 657,9 tỷ đồng; gói 4 XL cao tốc đoạn Phan Thiết - Dầu Giây với giá trị 664,5 tỷ đồng; gói thầu số 1 nâng cấp Quốc lộ 5 và xây dựng mới đường tránh Pursat đoạn Thleo Ma’am -Pursat với giá trị 563,8 tỷ đồng… Tại tất cả các gói thầu trên, tổng công ty đều huy động đủ nhân lực, máy móc thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, giữ vững uy tín, thương hiệu.

     Năm 2023, tổng công ty đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, cách thức tiếp cận với mục tiêu doanh số là 3.100 tỷ đồng. Tổng công ty đã được giao thi công một phần công việc của gói thầu số XL01 của Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong (1.544 tỷ đồng ) và gói thầu số 13-XL của Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh (789 tỷ đồng).

     Kết thúc quý 1/2023, Tổng công ty Thăng Long có kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 20,12% so với cùng kỳ, đạt 6.546 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 3,02% so với cùng kỳ, đạt 6.354 tỷ đồng. Tổng tài sản tại ngày 31/03/2023 của Tổng công ty Thăng Long đạt 2.316 tỷ, tăng 1,8% so với đầu năm./.

Trí Dũng

Tags:,

Tin cùng danh mục