Xuân đã về trên công trình xây dựng cầu Hang Tôm
Cuối năm, khi những chùm hoa Ban đã che nụ, chúng tôi cùng đoàn nhà báo TW lên với vùng Tây Bắc xa xôi và đến với cầu Hang Tôm, nơi có người thợ cầu Thăng Long đang có mặt khẩn trương làm cầu.
Đón chúng tôi tại sân bay Điện Biên kỹ sư Nguyễn Danh Ngọc – Phó TGĐ Công ty Cp Cầu 11 Thăng Long – chỉ huy trưởng công trình xây dựng cầu Hang Tôm phấn khởi thông báo “các anh lên công trường đang ở thời điểm thi đua sôi động, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành toàn bộ nền móng cây cầu lớn vào 31/12 để đón xuân mới. Chắc sẽ có nhiều cảm nhận để viết về thợ cầu Thăng Long ở miền sơn cước này”. Dù lần đầu đến với Hang Tôm chưa biết gì nhiều, song cái bắt tay thật chặt nụ cười rạng rỡ tấm lòng trọng thi của người lãnh đạo làm chúng tôi ấm lòng.
Ngồi trên chiếc xe ô tô mang biển số Hà Nội do đích thân anh Ngọc cầm lái (người lái xe chính thức đang được nghỉ phép) theo quốc lộ 12 đã và đang được nâng cấp qua khỏi thành phố Điện Biên Phủ con đường quanh uốn lượn ven sườn những dãy núi trùng điệp và cũng là con đường duy nhất nối Điện Biên-Lai Châu đến cửa khẩu Ma Lù Thăng – biên giới Việt Nam-Trung Quốc mà cầu Hang Tôm chính là điểm gạch nối giữa 2 tỉnh mới được chia tách từ đầu năm 2005. Như để động viên chúng tôi anh Ngọc đã mấy lần nhắc nhở “yên tâm đi tôi có bằng lái B2 rồi...” thì ra việc phổ cập lái xe đối với cán bộ phụ trách công trường, lãnh đạo điều hành công ty phòng ban tham mưu là một tiêu chí phải có, không thành văn bản song đã được phổ biến ở Tổng công ty XD Thăng Long hàng chục năm nay. Do phải làm việc với Điện Biên nên đoạn đường hơn 100km đối với anh Ngọc đã quá quen thuộc, chỉ 2 tiếng sau chúng tôi đã có mặt tại công trường xây dựng cầu Hang Tôm.
Kỷ lục cho 1 trụ cầu
Cầu Hang Tôm mới bắc qua thượng nguồn Sông Đà đang được xây dựng cách cầu Hang Tôm hiện tại (là loại cầu cáp treo được xây dựng từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước) chừng 600 mét về phía thượng lưu thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 12 đoạn Km66-102 (đoạn đường tránh ngập khi thuỷ điện Sơn La tích nước vận hành) Toàn cầu thiết kế dài 362,4m rộng 9m gồm 4 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực đặt trên 4 trụ và 2 mố, trong đó có 2 nhịp dầm thông thuyền giữa sông dài 120m, 2 nhịp biên 73m và 2 nhịp 42m thi công theo công nghệ đúc hẫng dầm hộp bê tông liên tục khẩu độ lớn. Quả là cây cầu hiện đại sử dụng cho hôm nay và mai sau ở một vùng đất đang biến đổi thành hồ này. Đứng sát mép quốc lộ cũ cũng là bờ hữu ngạn nhìn dòng Sông Đà nhỏ nhoi mùa cạn kẹp chặt bởi hai dãy núi song song, thành ta luy đôi bờ dựng đứng có lẽ cũng gần 90 độ. Trong cái thăm thẳm của lòng sông, của hai thànhnúi vuốt tít tắp về phía đông, hai trụ cầu mọc từ dưới sông vươn cao cùng với 2 trụ cầu ven sườn hai dãy núi, nổi bật trong nắng chiều đông miền Tây Bắc mà đỉnh của nó đã giăng ngang lưng núi. Tiếng va chạm sắt thép, tiếng âm vang của dòng chảy – của máy phát điện, máy nén hơi, cần cẩu, bóng những người thợ áo xanh nhỏ nhoi trên đỉnh trụ. Rồi ô tô, bụi, khói của hai trạm trộn bê tông gần đó, tất cả làm nên một nhịp điệu công trường xây dựng, bất cứ aimới đến như chúng tôi đều cảm nhận được, vẫn giọng nói sôi nổi hợp với chất của cán bộ Đoàn nhiều năm ở Thăng Long, anh Ngọc giải thích “... phía Tả ngạn (bây giờ là địa phận Lai Châu) do công ty CP XD số 12 Thăng Long đã thi công xong khối đúc cuối cùng của trụ 2, bên Điện Biên chúng tôi thi công sau 1 tháng, Trụ số 3 giờ cũng chỉ còn một khối đúc nữa là đạt cao độ thiết kế và chuyển sang giai đoạnđúc dầm hộp ngay tuần đầu tiên của năm mới 2010...”. Do tính chất đặc biệt của cây cầu trụ cầu cao chỉ sau cầu PáUôn – trụ cầu cao nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại (cũng đang do đơn vị của Thăng Long thi công) cùng tiến độ bất dịch phải hoàn thành cầu trước lũ 6/2010, cũng là thời điểm thuỷ điện Sơn La hoàn thành tích nước. Cầu Hang Tôm được Bộ GTVT chỉ định đích danh Công ty CP Cầu 11 và Công ty CP XD số 12 Thăng Long và Cienco1 đảm nhận nhà thầu thi công mỗi bên 1/2 cầu với tổng kinh phí 228tỷ có điều chỉnh.
Cầu chính thức được khởi công vào ngày 1/10/2008, xong do bố trí mặt bằng thiết kế phụ tạm nên 2 tháng sau Cầu 11 mới chính thức vào cuộc, khỏi phải nói lại sự vất vả, gian khổ, cả sự nguy hiểm để tạo dựng nền móng cho cây cầu được anh Ngọc giới thiệu với chúng tôi. Theo kỹ sư Lương Thế Quyền - đội trưởng phụ trách mũi thi công chính thử chinh phục độ cao đi trên cây cầu tạm trực tiếp nối mặt đường với trụ 3, độ cao cũng không dưới 20m khi vào được thang máy chuyên dụng mới đỡ run... “an toàn lắm các anh, kể cả lên cao khi không gió cũng cảm nhận được độ rung lắc, chúng tôi đều có lưới bảo vệ và các thanh chắn...” Quyền cho biết. Thật vậy có mục sở thi mới cảm phục người thợ cầu. Nhanh chóng chụp vài kiểu ảnh từ trên cao, chúng tôi xuống ngay mặt sông, nhìn vết ngấn nước, cỏ rác còn đọng lại nơi bệ trụ cầu cao 4,5m với các chiều 27m x 24m được đổ bằng 18 cọc khoan nhồi đường kính 2m đồ sộ cắm sâu vào tầng đá cứng -34m mỗi cọc, tạo nền móng cho trụ cầu tháp bê tông dạng chữ H, đang được hoàn thiện đốt cuối cùng cao tới 59m, giữ gìn vĩnh cửu cho cây cầu tương lai. Đã từng tham gia xây dựng cầu Phố Mới, cầu Bảo Hà vượt sông Hồng, cầu Trung Hà vượt sông Đà, xong đến cầu này, cầu Hang Tôm, Quyền thấy “xương nhất” song cũng tự hào nhất. Chỉ sau 5 tháng 150 ngày đêm 3 ca liên tục, với 60 người cùng nhiều phương tiện máy móc thiết bị hiện đại đã san ủi hàng vạn m3 đất đá tạo mặt bằng đường xuống bãi sông, sử dụng 2700m3 đá, 1200 tấn xi măng, 1500m3 cát (tất cả được lấy tại mỏ ở Sơn La mới đủ cường độ) Riêng phần bệ trụ Đội đã lắp đặt 524 tấn thép cường độ cao, đổ 3000m3 bê tông ngày 4/5/2009, xong bệ trụ thì ngày 9/5/2009 lũ về – thật may mắn, song cũng minh chứng thành quả các anh đã lập một kỷ lục mới trong nghề thi công nền móng trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, thời gian áp đặt nếu chậm một vài ngày độ rủi ro sẽ cao, công trình sẽ vĩnh viễn bị loại bỏ khi nước hồ dâng cao tới 45 mét.
Mái ấm công trường
Trụ sở điều hành và nơi ở của cán bộ công nhân Công ty khoảng mươi nhà thuê của nhân dân ven bờ sông – gọi là phường Sông Đà thuộc thị xã Mường Lay, được đổi tên từ thị xã Lai Châu, trải qua chiến tranh biên giới 1979, qua hai trận lũ lịch sử 1990, 1996. Rồi thị xã chuyển về điện Biên 1995, đến khi tách Tỉnh, và có dự án cả thị xã cũ sẽ chìm trong biển nước, thị xã Mường Lay mới được chuyển về đôi bên bờ sông sau thành Hồ, cầu Bản Xá mới ở trung tâm thị xã cũng đang được xây dựng, cả thị xã vùng cao như một đại công trường, làm nhà, làm đường, làm cầu – công trình thuỷ lợi. Như anh Ngọc nói “chúng tôi có nhà ở thuê thế này là tốt lắm rồi”. Người dân đã nhận tiền đền bù để lo chỗ ở mới. Trong bữa cơm thân mật tại công trường mừng thắng lợi của đợt đổ bê tông đốt 4 – trụ số 4 do đội của ks Cù Quang Chương vừa được công ty bổ xung tăng cường cho Hang Tôm. Để có tiến độ khối lượng đạt được như hôm nay Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Đinh Cao Thắng khẳng định “ngoài chỉ đạo tổ chức thi công quyết liệt, khoa học, phải chăm lo đến đời sống và thu nhập người thợ cầu”. Ngay khi chúng tôi gặp tổ trưởng kích kéo Đinh Xuân Hiếu đang làm ca trên đỉnh trụ 3 được hỏi về thu nhập, Hiếu cũng cho biết “trừ tháng 5, tháng 6 lũvề khối lượng ít thu nhập chỉ từ 3-4 triệu, còn những tháng chiến dịch Đội thu nhập không dưới 7 triệu đồng/tháng” khi tâm sự với chúng tôi với trọng trách hai chức anh Ngọc cũng dẫn chứng bằng biểu bảng cập nhập tiến độ thi công hàng ngày được phóng to treo trên tường. Ngoài chế độ đối với công trình miền núi, Công Đoàn, Đảng uỷ, Tổng giám đốc Tổng công ty, Công ty thường xuyên lên kiểm tra, thăm hỏi tặng quà. Ngay như đợt phát động thi đua hôm 7/12 vừa qua nếu ngày 31/12 xong trụ 3 thưởng 20 triệu, xong trụ 4 thưởng 10 triệu. Ngày 10/1/2010 xong khối Ko đúc hẫng thưởng 20 triệu. Rồi biểu bảng trực Tết Canh Dần 2010 (do phải thi công đúc hẫng liên tục qua cả ngày Tết) cứ một ngày công Tết Công ty trả thêm 500 nghìn. Cũng do thời tiết vùng cao khắc nghiệt một ngày đêm có tới 4 mùa. Đội trưởng Chương cũng khoe ngay “...26 CBCN mới lên cũng nhận được chăn bông và áo bông biên phòng có mũ trùm kín tai để làm trên cao”. Vâng! có vậy mới giữ được người, giữ được tay nghề người thợ, giữ được thương hiệu của Nhà thầu. Chính tư vấn giám sát – ks Nguyễn Ngọc Doãn người của Chủ đầu tư – Ban quản lý dự án 1 – Bộ GTVT đánh giá “đối với công trình trọng điểm lớn này, đến giờ phút này Cầu 11 thi công tiến độ nhanh theo đúng quy trình, quy phạm đạt được tiến độ chung của gói thầu – dự án - đảm bảo an toàn tuyệt đối...”
Mùa xuân mới đã đến, thành quả bước đầu đã có, mong rằng cầu Hang Tôm hoàn thành đúng hạn định, thêm điểm nhấn mới của thị xã Mường Lay – vùng cao của Tổ quốc.
Đón chúng tôi tại sân bay Điện Biên kỹ sư Nguyễn Danh Ngọc – Phó TGĐ Công ty Cp Cầu 11 Thăng Long – chỉ huy trưởng công trình xây dựng cầu Hang Tôm phấn khởi thông báo “các anh lên công trường đang ở thời điểm thi đua sôi động, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành toàn bộ nền móng cây cầu lớn vào 31/12 để đón xuân mới. Chắc sẽ có nhiều cảm nhận để viết về thợ cầu Thăng Long ở miền sơn cước này”. Dù lần đầu đến với Hang Tôm chưa biết gì nhiều, song cái bắt tay thật chặt nụ cười rạng rỡ tấm lòng trọng thi của người lãnh đạo làm chúng tôi ấm lòng.
Ngồi trên chiếc xe ô tô mang biển số Hà Nội do đích thân anh Ngọc cầm lái (người lái xe chính thức đang được nghỉ phép) theo quốc lộ 12 đã và đang được nâng cấp qua khỏi thành phố Điện Biên Phủ con đường quanh uốn lượn ven sườn những dãy núi trùng điệp và cũng là con đường duy nhất nối Điện Biên-Lai Châu đến cửa khẩu Ma Lù Thăng – biên giới Việt Nam-Trung Quốc mà cầu Hang Tôm chính là điểm gạch nối giữa 2 tỉnh mới được chia tách từ đầu năm 2005. Như để động viên chúng tôi anh Ngọc đã mấy lần nhắc nhở “yên tâm đi tôi có bằng lái B2 rồi...” thì ra việc phổ cập lái xe đối với cán bộ phụ trách công trường, lãnh đạo điều hành công ty phòng ban tham mưu là một tiêu chí phải có, không thành văn bản song đã được phổ biến ở Tổng công ty XD Thăng Long hàng chục năm nay. Do phải làm việc với Điện Biên nên đoạn đường hơn 100km đối với anh Ngọc đã quá quen thuộc, chỉ 2 tiếng sau chúng tôi đã có mặt tại công trường xây dựng cầu Hang Tôm.
Kỷ lục cho 1 trụ cầu
Cầu Hang Tôm mới bắc qua thượng nguồn Sông Đà đang được xây dựng cách cầu Hang Tôm hiện tại (là loại cầu cáp treo được xây dựng từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước) chừng 600 mét về phía thượng lưu thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 12 đoạn Km66-102 (đoạn đường tránh ngập khi thuỷ điện Sơn La tích nước vận hành) Toàn cầu thiết kế dài 362,4m rộng 9m gồm 4 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực đặt trên 4 trụ và 2 mố, trong đó có 2 nhịp dầm thông thuyền giữa sông dài 120m, 2 nhịp biên 73m và 2 nhịp 42m thi công theo công nghệ đúc hẫng dầm hộp bê tông liên tục khẩu độ lớn. Quả là cây cầu hiện đại sử dụng cho hôm nay và mai sau ở một vùng đất đang biến đổi thành hồ này. Đứng sát mép quốc lộ cũ cũng là bờ hữu ngạn nhìn dòng Sông Đà nhỏ nhoi mùa cạn kẹp chặt bởi hai dãy núi song song, thành ta luy đôi bờ dựng đứng có lẽ cũng gần 90 độ. Trong cái thăm thẳm của lòng sông, của hai thànhnúi vuốt tít tắp về phía đông, hai trụ cầu mọc từ dưới sông vươn cao cùng với 2 trụ cầu ven sườn hai dãy núi, nổi bật trong nắng chiều đông miền Tây Bắc mà đỉnh của nó đã giăng ngang lưng núi. Tiếng va chạm sắt thép, tiếng âm vang của dòng chảy – của máy phát điện, máy nén hơi, cần cẩu, bóng những người thợ áo xanh nhỏ nhoi trên đỉnh trụ. Rồi ô tô, bụi, khói của hai trạm trộn bê tông gần đó, tất cả làm nên một nhịp điệu công trường xây dựng, bất cứ aimới đến như chúng tôi đều cảm nhận được, vẫn giọng nói sôi nổi hợp với chất của cán bộ Đoàn nhiều năm ở Thăng Long, anh Ngọc giải thích “... phía Tả ngạn (bây giờ là địa phận Lai Châu) do công ty CP XD số 12 Thăng Long đã thi công xong khối đúc cuối cùng của trụ 2, bên Điện Biên chúng tôi thi công sau 1 tháng, Trụ số 3 giờ cũng chỉ còn một khối đúc nữa là đạt cao độ thiết kế và chuyển sang giai đoạnđúc dầm hộp ngay tuần đầu tiên của năm mới 2010...”. Do tính chất đặc biệt của cây cầu trụ cầu cao chỉ sau cầu PáUôn – trụ cầu cao nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại (cũng đang do đơn vị của Thăng Long thi công) cùng tiến độ bất dịch phải hoàn thành cầu trước lũ 6/2010, cũng là thời điểm thuỷ điện Sơn La hoàn thành tích nước. Cầu Hang Tôm được Bộ GTVT chỉ định đích danh Công ty CP Cầu 11 và Công ty CP XD số 12 Thăng Long và Cienco1 đảm nhận nhà thầu thi công mỗi bên 1/2 cầu với tổng kinh phí 228tỷ có điều chỉnh.
Cầu chính thức được khởi công vào ngày 1/10/2008, xong do bố trí mặt bằng thiết kế phụ tạm nên 2 tháng sau Cầu 11 mới chính thức vào cuộc, khỏi phải nói lại sự vất vả, gian khổ, cả sự nguy hiểm để tạo dựng nền móng cho cây cầu được anh Ngọc giới thiệu với chúng tôi. Theo kỹ sư Lương Thế Quyền - đội trưởng phụ trách mũi thi công chính thử chinh phục độ cao đi trên cây cầu tạm trực tiếp nối mặt đường với trụ 3, độ cao cũng không dưới 20m khi vào được thang máy chuyên dụng mới đỡ run... “an toàn lắm các anh, kể cả lên cao khi không gió cũng cảm nhận được độ rung lắc, chúng tôi đều có lưới bảo vệ và các thanh chắn...” Quyền cho biết. Thật vậy có mục sở thi mới cảm phục người thợ cầu. Nhanh chóng chụp vài kiểu ảnh từ trên cao, chúng tôi xuống ngay mặt sông, nhìn vết ngấn nước, cỏ rác còn đọng lại nơi bệ trụ cầu cao 4,5m với các chiều 27m x 24m được đổ bằng 18 cọc khoan nhồi đường kính 2m đồ sộ cắm sâu vào tầng đá cứng -34m mỗi cọc, tạo nền móng cho trụ cầu tháp bê tông dạng chữ H, đang được hoàn thiện đốt cuối cùng cao tới 59m, giữ gìn vĩnh cửu cho cây cầu tương lai. Đã từng tham gia xây dựng cầu Phố Mới, cầu Bảo Hà vượt sông Hồng, cầu Trung Hà vượt sông Đà, xong đến cầu này, cầu Hang Tôm, Quyền thấy “xương nhất” song cũng tự hào nhất. Chỉ sau 5 tháng 150 ngày đêm 3 ca liên tục, với 60 người cùng nhiều phương tiện máy móc thiết bị hiện đại đã san ủi hàng vạn m3 đất đá tạo mặt bằng đường xuống bãi sông, sử dụng 2700m3 đá, 1200 tấn xi măng, 1500m3 cát (tất cả được lấy tại mỏ ở Sơn La mới đủ cường độ) Riêng phần bệ trụ Đội đã lắp đặt 524 tấn thép cường độ cao, đổ 3000m3 bê tông ngày 4/5/2009, xong bệ trụ thì ngày 9/5/2009 lũ về – thật may mắn, song cũng minh chứng thành quả các anh đã lập một kỷ lục mới trong nghề thi công nền móng trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, thời gian áp đặt nếu chậm một vài ngày độ rủi ro sẽ cao, công trình sẽ vĩnh viễn bị loại bỏ khi nước hồ dâng cao tới 45 mét.
Mái ấm công trường
Trụ sở điều hành và nơi ở của cán bộ công nhân Công ty khoảng mươi nhà thuê của nhân dân ven bờ sông – gọi là phường Sông Đà thuộc thị xã Mường Lay, được đổi tên từ thị xã Lai Châu, trải qua chiến tranh biên giới 1979, qua hai trận lũ lịch sử 1990, 1996. Rồi thị xã chuyển về điện Biên 1995, đến khi tách Tỉnh, và có dự án cả thị xã cũ sẽ chìm trong biển nước, thị xã Mường Lay mới được chuyển về đôi bên bờ sông sau thành Hồ, cầu Bản Xá mới ở trung tâm thị xã cũng đang được xây dựng, cả thị xã vùng cao như một đại công trường, làm nhà, làm đường, làm cầu – công trình thuỷ lợi. Như anh Ngọc nói “chúng tôi có nhà ở thuê thế này là tốt lắm rồi”. Người dân đã nhận tiền đền bù để lo chỗ ở mới. Trong bữa cơm thân mật tại công trường mừng thắng lợi của đợt đổ bê tông đốt 4 – trụ số 4 do đội của ks Cù Quang Chương vừa được công ty bổ xung tăng cường cho Hang Tôm. Để có tiến độ khối lượng đạt được như hôm nay Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Đinh Cao Thắng khẳng định “ngoài chỉ đạo tổ chức thi công quyết liệt, khoa học, phải chăm lo đến đời sống và thu nhập người thợ cầu”. Ngay khi chúng tôi gặp tổ trưởng kích kéo Đinh Xuân Hiếu đang làm ca trên đỉnh trụ 3 được hỏi về thu nhập, Hiếu cũng cho biết “trừ tháng 5, tháng 6 lũvề khối lượng ít thu nhập chỉ từ 3-4 triệu, còn những tháng chiến dịch Đội thu nhập không dưới 7 triệu đồng/tháng” khi tâm sự với chúng tôi với trọng trách hai chức anh Ngọc cũng dẫn chứng bằng biểu bảng cập nhập tiến độ thi công hàng ngày được phóng to treo trên tường. Ngoài chế độ đối với công trình miền núi, Công Đoàn, Đảng uỷ, Tổng giám đốc Tổng công ty, Công ty thường xuyên lên kiểm tra, thăm hỏi tặng quà. Ngay như đợt phát động thi đua hôm 7/12 vừa qua nếu ngày 31/12 xong trụ 3 thưởng 20 triệu, xong trụ 4 thưởng 10 triệu. Ngày 10/1/2010 xong khối Ko đúc hẫng thưởng 20 triệu. Rồi biểu bảng trực Tết Canh Dần 2010 (do phải thi công đúc hẫng liên tục qua cả ngày Tết) cứ một ngày công Tết Công ty trả thêm 500 nghìn. Cũng do thời tiết vùng cao khắc nghiệt một ngày đêm có tới 4 mùa. Đội trưởng Chương cũng khoe ngay “...26 CBCN mới lên cũng nhận được chăn bông và áo bông biên phòng có mũ trùm kín tai để làm trên cao”. Vâng! có vậy mới giữ được người, giữ được tay nghề người thợ, giữ được thương hiệu của Nhà thầu. Chính tư vấn giám sát – ks Nguyễn Ngọc Doãn người của Chủ đầu tư – Ban quản lý dự án 1 – Bộ GTVT đánh giá “đối với công trình trọng điểm lớn này, đến giờ phút này Cầu 11 thi công tiến độ nhanh theo đúng quy trình, quy phạm đạt được tiến độ chung của gói thầu – dự án - đảm bảo an toàn tuyệt đối...”
Mùa xuân mới đã đến, thành quả bước đầu đã có, mong rằng cầu Hang Tôm hoàn thành đúng hạn định, thêm điểm nhấn mới của thị xã Mường Lay – vùng cao của Tổ quốc.
MTK.
(Ghi chép của Mạc Trọng Khánh Ngày đăng: 20/01/2010)
(Ghi chép của Mạc Trọng Khánh Ngày đăng: 20/01/2010)