Những cây cầu Thủ đô kể chuyện
Mỗi trụ cầu, một mặt trận:
Giờ thì Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long đã xây rất nhiều cây cầu, nhiều tuyến đường trên khắp cả nước với công nghệ mới; song ký ức về xây dựng Cầu Thăng Long ngày ấy vẫn còn vẹn nguyên như mới hôm qua.
Những năm 1970, Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, giao thông chia cắt. Vượt sông Hồng lúc đó chỉ có duy nhất cầu Long Biên-một địa điểm thường xuyên bị oanh tạc. Ngày 6/7/1973, Xí nghiệp Liên hợp cầu Thăng Long (tiền thân của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng cầu Thăng Long qua sông Hồng và các công trình đường sắt thuộc khu đầu mối Hà Nội. Cầu khởi công từ năm 1974 đến tận năm 1985 cầu mới hoàn thành.
Những người thợ Cầu Thăng Long đã nối đôi bờ Nam - Bắc, Cây cầu lớn nhất Thủ Đô mang tên “ Cầu Thăng Long”.
Từ những thanh dầm thừa sau khi xây dựng cầu Thăng Long:
Có thể nói hoàn thành cầu Thăng Long, các kỹ sư Việt nam đã tiếp thu được công nghệ thi công cầu. Từ những dầm cầu sắt còn dư sau khi xây cầu Thăng Long; những người thợ cầu Thăng Long tiếp tục triển khai thần tốc trong 1 năm 9 tháng để khánh thành cầu Chương Dương. Việc này được đánh giá như một dấu mốc lịch sử ngành cầu Việt Nam: Tự thiết kế và thi công cầu lớn, không cần sự hỗ trợ trực tiếp của chuyên gia nước ngoài. Nhiều người đánh giá, người đứng đầu ngành giao thông thơ lúc đó thực sự là “tư lệnh” đốc thúc tiến độ.
Sau Thăng Long, Chương Dương; những kỹ sư, thợ cầu của Thăng Long đã đủ sức xây dựng những cây cầu mới, con đường lớn khắp cả nước. Với Hà Nội, Thăng Long luôn là đơn vị thi công hầu hết các cây cầu lớn, quan trọng nhất, như: Cầu Thanh Hà, Phù Đổng, Thanh Trì, Vĩnh Tuy và hiện nay đang là cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống.
Cầu Chương Dương những ngày mới khánh thánh (Tư liệu)
Đáng ngạc nhiên là, nhiều công trình đua nhau vượt tiến độ.
Năm 2012, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Thăng Long đã “cá cược” với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nếu không hoàn thành tiến độ thi công vành đai 3 trên cao (Hà Nội) đúng tiến độ sẽ từ chức. Cuối cùng Thăng Long về đích trước thời hạn, ghi dấu ấn mới trong ngành cầu về việc bàn giao công trình vượt tiến độ (mà trước đây luôn có “dớp” chậm).
Những năm gần đây vấn nạn ách tắc giao thông tại Thủ đô và các Thành phố lớn đã làm những nhà quản lý phải đưa ra nhiều giải pháp và giải pháp cầu vượt nội đô được quyết định. Thăng Long lại đi đầu với 93 ngày đêm cật lực, điều kiện thi công mặt bằng chật hẹp (vừa thi công vừa liên tục đảm bảo giao thông thông suốt 24/24h) để hoàn thành cầu vượt nhẹ nút giao Láng Hạ - Chùa Bộc (được thông xe trước sự ngỡ ngàng của người dân Thủ đô). Nối tiếp sự tin tưởng, Tổng Cty Xây dựng Thăng Long thi công cầu vượt tải trọng lớn nút giao Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng. Trong 210 ngày thi công, cầu vượt này đã về đích trước 2 tháng.
Hiện, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, đơn vị này cũng giữ vài trò chủ công đúc những thanh dầm lớn, nặng tới 236 tấn (Đây cũng là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên hiện đại của Thủ Đô).
Dường như với Thủ Đô, chuyện của những cây cầu, bắt đầu từ cầu Thăng Long còn được kể mãi.
Những cây cầu Thủ đô thợ cầu Thăng Long đã góp tay xây dựng:
1. Cầu Long Biên (sửa chữa thay dầm sau khi bị ném bom đánh sập)
2. Cầu Đuống
3. Cầu Thăng Long
4. Cầu Phù Đổng 1 và Cầu Phù Đổng 2
5. Cầu Vĩnh Tuy
6. Cầu và đường dẫn từ Pháp Vân lên cầu Thanh Trì
7. Cầu cạn nút giao Pháp Vân
8. Cầu trên cao đường Vành đai 3
9. Cầu vượt trên đường cao tốc Láng Hòa Lạc
10. Cầu vượt nội đô: cầu vượt nút giao Chùa Bộc, Láng Hạ -Thái Hà, Nguyễn Chí Thanh.
11. Đúc 800 phiến dầm cho toàn bộ dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông
Giờ thì Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long đã xây rất nhiều cây cầu, nhiều tuyến đường trên khắp cả nước với công nghệ mới; song ký ức về xây dựng Cầu Thăng Long ngày ấy vẫn còn vẹn nguyên như mới hôm qua.
Những năm 1970, Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, giao thông chia cắt. Vượt sông Hồng lúc đó chỉ có duy nhất cầu Long Biên-một địa điểm thường xuyên bị oanh tạc. Ngày 6/7/1973, Xí nghiệp Liên hợp cầu Thăng Long (tiền thân của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long) được thành lập với nhiệm vụ xây dựng cầu Thăng Long qua sông Hồng và các công trình đường sắt thuộc khu đầu mối Hà Nội. Cầu khởi công từ năm 1974 đến tận năm 1985 cầu mới hoàn thành.
Cầu Thăng Long trong giai đoạn lao lắp dầm thép
Mười mấy năm đó có biết bao sự việc lạ lẫm với ngày nay. Đích thân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp thị sát địa điểm xây cầu. Thậm chí, phương án thiết kế cây cầu phải báo cáo trực tiếp Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công trường có cả phòng quân sự, công an. Mỗi trụ cầu được xem như một mặt trận: “Chiến thắng Ấp Bắc” được dùng để đặt tên cho công trường trụ số 5 ở bờ Bắc; trụ số 11 ở bờ Nam có tên “Chiến thắng Điện Biên”. Rồi cây cầu gặp biến động lớn; Năm 1978 Trung Quốc cắt viện trợ, rút chuyên gia về nước và Liên Xô đã giúp hoàn thành cây cầu.Những người thợ Cầu Thăng Long đã nối đôi bờ Nam - Bắc, Cây cầu lớn nhất Thủ Đô mang tên “ Cầu Thăng Long”.
Từ những thanh dầm thừa sau khi xây dựng cầu Thăng Long:
Có thể nói hoàn thành cầu Thăng Long, các kỹ sư Việt nam đã tiếp thu được công nghệ thi công cầu. Từ những dầm cầu sắt còn dư sau khi xây cầu Thăng Long; những người thợ cầu Thăng Long tiếp tục triển khai thần tốc trong 1 năm 9 tháng để khánh thành cầu Chương Dương. Việc này được đánh giá như một dấu mốc lịch sử ngành cầu Việt Nam: Tự thiết kế và thi công cầu lớn, không cần sự hỗ trợ trực tiếp của chuyên gia nước ngoài. Nhiều người đánh giá, người đứng đầu ngành giao thông thơ lúc đó thực sự là “tư lệnh” đốc thúc tiến độ.
Sau Thăng Long, Chương Dương; những kỹ sư, thợ cầu của Thăng Long đã đủ sức xây dựng những cây cầu mới, con đường lớn khắp cả nước. Với Hà Nội, Thăng Long luôn là đơn vị thi công hầu hết các cây cầu lớn, quan trọng nhất, như: Cầu Thanh Hà, Phù Đổng, Thanh Trì, Vĩnh Tuy và hiện nay đang là cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống.
Cầu Chương Dương những ngày mới khánh thánh (Tư liệu)
Đáng ngạc nhiên là, nhiều công trình đua nhau vượt tiến độ.
Năm 2012, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Thăng Long đã “cá cược” với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nếu không hoàn thành tiến độ thi công vành đai 3 trên cao (Hà Nội) đúng tiến độ sẽ từ chức. Cuối cùng Thăng Long về đích trước thời hạn, ghi dấu ấn mới trong ngành cầu về việc bàn giao công trình vượt tiến độ (mà trước đây luôn có “dớp” chậm).
Những năm gần đây vấn nạn ách tắc giao thông tại Thủ đô và các Thành phố lớn đã làm những nhà quản lý phải đưa ra nhiều giải pháp và giải pháp cầu vượt nội đô được quyết định. Thăng Long lại đi đầu với 93 ngày đêm cật lực, điều kiện thi công mặt bằng chật hẹp (vừa thi công vừa liên tục đảm bảo giao thông thông suốt 24/24h) để hoàn thành cầu vượt nhẹ nút giao Láng Hạ - Chùa Bộc (được thông xe trước sự ngỡ ngàng của người dân Thủ đô). Nối tiếp sự tin tưởng, Tổng Cty Xây dựng Thăng Long thi công cầu vượt tải trọng lớn nút giao Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng. Trong 210 ngày thi công, cầu vượt này đã về đích trước 2 tháng.
Hiện, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, đơn vị này cũng giữ vài trò chủ công đúc những thanh dầm lớn, nặng tới 236 tấn (Đây cũng là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên hiện đại của Thủ Đô).
Dường như với Thủ Đô, chuyện của những cây cầu, bắt đầu từ cầu Thăng Long còn được kể mãi.
Bảo An
Ngày đăng: 11/10/2014
Những cây cầu Thủ đô thợ cầu Thăng Long đã góp tay xây dựng:
1. Cầu Long Biên (sửa chữa thay dầm sau khi bị ném bom đánh sập)
2. Cầu Đuống
3. Cầu Thăng Long
4. Cầu Phù Đổng 1 và Cầu Phù Đổng 2
5. Cầu Vĩnh Tuy
6. Cầu và đường dẫn từ Pháp Vân lên cầu Thanh Trì
7. Cầu cạn nút giao Pháp Vân
8. Cầu trên cao đường Vành đai 3
9. Cầu vượt trên đường cao tốc Láng Hòa Lạc
10. Cầu vượt nội đô: cầu vượt nút giao Chùa Bộc, Láng Hạ -Thái Hà, Nguyễn Chí Thanh.
11. Đúc 800 phiến dầm cho toàn bộ dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông