Chủ tịch HĐQT Phạm Quang Dũng: mê xây dựng văn hóa doanh nghiệp như mở đường
Trước thềm năm mới Ất Mùi 2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thăng Long-CTCP đã có bài phát biểu phỏng vấn trên số báo Xuân Đầu tư chứng khoán.
Ông Phạm Quang Dũng là người có dấu ấn sâu đậm với sự phát triển của CTCP TASCO, khi đã đưa TASCO từ một công ty xây dựng nhỏ của địa phương thành thương hiệu phát triển hạ tầng giao thông có uy tín trong nước, với vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng. Năm 2014, khi Tổng công ty Thăng Long cổ phần hóa, ông Dũng đã được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thăng Long. Từng hai lần được vinh danh trong danh sách doanh nhân xuất sắc của Giải thưởng Ernst & Young - Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp (năm 2011 và năm 2014), nhưng ông Dũng lại rất ngại nói về những thành công của cá nhân. Trong câu chuyện ngày cuối năm với ĐTCK, ông Dũng say sưa nói về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
Nhiều năm lăn lộn trên thương trường, từng nhiều lần đứng lên từ thất bại, ông Dũng đúc rút: “Nhà đầu tư khôn ngoan không nhìn vào lợi nhuận trước mắt, mà thường đánh giá giá trị cốt lõi - văn hóa của doanh nghiệp. Trong quản trị doanh nghiệp, nếu chỉ quan tâm đến quản trị lợi nhuận thì sẽ khó bền vững. Chiến lược quản trị doanh nghiệp cũng như văn hóa của doanh nghiệp vô cùng quan trọng, là chìa khóa vàng của sự thành công, là tài sản của DN”.
Với TASCO, ông Dũng cho biết, đã mất hơn 10 năm xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, định hình một văn hóa riêng của doanh nghiệp và trong chặng đường đó, ông Dũng có rất nhiều bài học xương máu. Là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp, ông Dũng chia sẻ, ông luôn nỗ lực truyền ngọn lửa đam mê công việc, không ngại đối diện với khó khăn, thách thức, không dễ thỏa mãn với những gì đã đạt được, đến từng nhân viên trong Công ty. Nhờ vậy, TASCO đã xây dựng được văn hóa riêng, của những con người luôn làm việc sáng tạo và cống hiến.
Với Tổng CTCP Thăng Long, ông Dũng chia sẻ, mới được cổ phần hóa nên ít nhiều còn còn mang bóng dáng của DN Nhà nước. Chính vì vậy, ngay khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT tại tổng công ty này, ông Dũng cho biết sẽ cùng với Ban lãnh đạo bắt tay vào cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp, thổi vào đó không khí làm việc khác, mà bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự theo thẻ điểm cân bằng BSC, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong quý III/2015.
Từng một thời ở vị trí số 1 trong làng thi công cầu đường, nhưng nhiều năm trở lại đây, Tổng công ty Thăng Long không còn giữa được vị thế của người dẫn đầu. “Thăng Long đã có nhiều năm ngủ quên trên chiến thắng, mà quên mất rằng, dừng lại có nghĩa là chấp nhận thụt lùi”, ông Dũng nói.
Trên thực tế, chủ trương tham gia góp vốn cổ phần vào các tổng công ty nhà nước có năng lực và thương hiệu mạnh trong lĩnh vực thi công cầu đường là của HĐQT TASCO. Nhưng ở khía cạnh nào đó, cũng là một quyết tâm thay đổi mang ý nghĩa “sống còn” của ông Dũng trong mục tiêu lấy lại vị trí trước đây cho Tổng công ty Thăng Long.
“Chúng tôi đang thổi một luồng văn hóa mới vào DN và biết rằng, để thay đổi, không chỉ trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Chúng tôi đang nỗ lực tạo sự khác biệt bằng việc xây dựng môi trường làm việc, bố trí hiện trường khoa học, thay đổi từ những việc tưởng như rất nhỏ là bố trí những biển hiệu trên những tuyến đường đang thi công để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông” ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng chia sẻ, đường đi đến thành công của ông cũng như bao doanh nhân khác, cũng có không ít những chông gai, vấp ngã và ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như truyền ngọn lửa đam mê kinh doanh với thế hệ doanh nhân trẻ. “Tôi không phải là thầy giáo cũng không đứng lớp, nhưng rất nhiều doanh nhân trẻ gọi tôi thân mật bằng chữ thầy, bởi họ rất trân trọng những điều tôi chia sẻ để lấy đó làm kinh nghiệm”, ông Dũng nói.
Ông Phạm Quang Dũng là người có dấu ấn sâu đậm với sự phát triển của CTCP TASCO, khi đã đưa TASCO từ một công ty xây dựng nhỏ của địa phương thành thương hiệu phát triển hạ tầng giao thông có uy tín trong nước, với vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng. Năm 2014, khi Tổng công ty Thăng Long cổ phần hóa, ông Dũng đã được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thăng Long. Từng hai lần được vinh danh trong danh sách doanh nhân xuất sắc của Giải thưởng Ernst & Young - Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp (năm 2011 và năm 2014), nhưng ông Dũng lại rất ngại nói về những thành công của cá nhân. Trong câu chuyện ngày cuối năm với ĐTCK, ông Dũng say sưa nói về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
Nhiều năm lăn lộn trên thương trường, từng nhiều lần đứng lên từ thất bại, ông Dũng đúc rút: “Nhà đầu tư khôn ngoan không nhìn vào lợi nhuận trước mắt, mà thường đánh giá giá trị cốt lõi - văn hóa của doanh nghiệp. Trong quản trị doanh nghiệp, nếu chỉ quan tâm đến quản trị lợi nhuận thì sẽ khó bền vững. Chiến lược quản trị doanh nghiệp cũng như văn hóa của doanh nghiệp vô cùng quan trọng, là chìa khóa vàng của sự thành công, là tài sản của DN”.
Với TASCO, ông Dũng cho biết, đã mất hơn 10 năm xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, định hình một văn hóa riêng của doanh nghiệp và trong chặng đường đó, ông Dũng có rất nhiều bài học xương máu. Là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp, ông Dũng chia sẻ, ông luôn nỗ lực truyền ngọn lửa đam mê công việc, không ngại đối diện với khó khăn, thách thức, không dễ thỏa mãn với những gì đã đạt được, đến từng nhân viên trong Công ty. Nhờ vậy, TASCO đã xây dựng được văn hóa riêng, của những con người luôn làm việc sáng tạo và cống hiến.
Với Tổng CTCP Thăng Long, ông Dũng chia sẻ, mới được cổ phần hóa nên ít nhiều còn còn mang bóng dáng của DN Nhà nước. Chính vì vậy, ngay khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT tại tổng công ty này, ông Dũng cho biết sẽ cùng với Ban lãnh đạo bắt tay vào cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp, thổi vào đó không khí làm việc khác, mà bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự theo thẻ điểm cân bằng BSC, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trong quý III/2015.
Từng một thời ở vị trí số 1 trong làng thi công cầu đường, nhưng nhiều năm trở lại đây, Tổng công ty Thăng Long không còn giữa được vị thế của người dẫn đầu. “Thăng Long đã có nhiều năm ngủ quên trên chiến thắng, mà quên mất rằng, dừng lại có nghĩa là chấp nhận thụt lùi”, ông Dũng nói.
Trên thực tế, chủ trương tham gia góp vốn cổ phần vào các tổng công ty nhà nước có năng lực và thương hiệu mạnh trong lĩnh vực thi công cầu đường là của HĐQT TASCO. Nhưng ở khía cạnh nào đó, cũng là một quyết tâm thay đổi mang ý nghĩa “sống còn” của ông Dũng trong mục tiêu lấy lại vị trí trước đây cho Tổng công ty Thăng Long.
“Chúng tôi đang thổi một luồng văn hóa mới vào DN và biết rằng, để thay đổi, không chỉ trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Chúng tôi đang nỗ lực tạo sự khác biệt bằng việc xây dựng môi trường làm việc, bố trí hiện trường khoa học, thay đổi từ những việc tưởng như rất nhỏ là bố trí những biển hiệu trên những tuyến đường đang thi công để đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông” ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng chia sẻ, đường đi đến thành công của ông cũng như bao doanh nhân khác, cũng có không ít những chông gai, vấp ngã và ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như truyền ngọn lửa đam mê kinh doanh với thế hệ doanh nhân trẻ. “Tôi không phải là thầy giáo cũng không đứng lớp, nhưng rất nhiều doanh nhân trẻ gọi tôi thân mật bằng chữ thầy, bởi họ rất trân trọng những điều tôi chia sẻ để lấy đó làm kinh nghiệm”, ông Dũng nói.
Hoàng Anh
Ngày đăng: 14/02/2015
Ngày đăng: 14/02/2015